KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 5 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC C THÀNH LỢI GIAI ĐOẠN 2018 – 2023

Tháng Năm 6, 2019 3:51 chiều
   PHÒNG GD –  ĐT VỤ BẢNTRƯỜNG TIỂU HỌC C THÀNH LỢI

Số: 03 /KHCL-THCTL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

              Thành Lợi, ngày 5  tháng 9  năm 2018

 KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC 5 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG TIỂU HỌC C THÀNH LỢI

GIAI ĐOẠN 2018 – 2023

_______________________________

 

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” trên địa bàn huyện Vụ Bản;

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-UNBD ngày 22/7/2016 của Chủ tịch UBND huyện Vụ Bản về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia;            

Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2012 – 2017, trường Tiểu học C Thành Lợi  xây dựng Kế hoạch Chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn 2018 – 2023 cụ thể như sau:

  1. Đặc điểm tình hình nhà trường
  2. Lịch sử nhà trường

  Trường Tiểu học C Thành Lợi thuộc miền Mỹ trung của xã Thành Lợi được thành lập từ tháng 9/1981 năm học 1981 – 1982 do nhu cầu học tập của học sinh ngày một đông hơn nên xã xin mở thêm trường. Ban đầu là trường cấp I, II C do cô Nguyễn Thị Hoàn làm Hiệu trưởng, thầy Phạm Thanh Sơn là Phó hiệu trưởng. Năm học này trường có 10 lớp cấp I với 318 học sinh và 5 lớp cấp II với 225 học sinh. Đến năm 1990 theo yêu cầu của Phòng Giáo dục dồn học sinh lên cấp II lên trường cấp I, II B, trường chỉ còn học sinh cấp I gọi là trường Tiểu học C Thành Lợi xã Thành Lợi. Như vậy trường có bề dày hơn 36 năm xây dựng trưởng thành. Nhà trường vinh dự nhiều năm liền đạt danh hiệu trường Tiên tiến của huyện Vụ Bản cũng như của tỉnh Nam Định, được UBND Tỉnh Nam Định tặng Bằng khen, Giám đốc SGDĐT tặng giấy khen, trường  đạt chuẩn Quốc gia đnăm 2003. Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, đặc biệt là lãnh đạo ngành giáo dục đào tạo huyện Vụ Bản, trường đã không ngừng phấn đấu và đạt thành tích đáng khích lệ trong những năm qua. Tuy nhiên trường cũng còn  hạn chế  trong những hạn chế chung của hệ thống giáo dục quốc dân.

Chiến lược phát triển  giáo dục giai đoạn 2018 – 2023 của trường Tiểu học C xã Thành Lợi được đề ra nhằm xác định mục tiêu, giải pháp và các bước đi cụ thể để giáo dục nhà trường đạt đến tầm cao mới, hoà nhập với xu thế đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá của giáo dục nước nhà, thực hiện thành công mục tiêu  chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương.

Chiến lược phát triển nhà trường sẽ là cơ sở, là nền móng quan trọng cho những quyết sách của Hội đồng trường, ban giám hiệu và là định hướng đúng cho mọi hoạt động của toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong hoạt động giáo dục của nhà trường trong tương lai. Chủ trương của Chính phủ về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nhằm tạo ra một nguồn lực lao động mới có chất lượng cao, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế.

  1. 2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên

2.1. Tổng số Cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường tính đến thời điểm tháng 09 năm 2018 là: 20 đ/c. Trong đó Ban giám hiệu có 02 đ/c; giáo viên có 15 đ/c và nhân viên có 3 đ/c.

2.2. Về chất lượng đội ngũ: 100% đạt trên chuẩn đào tạo, trong đó có 10 đ/c có trình độ Đại học đạt 55,3%.

Trong ban giám hiệu có : 02 đ/c có trình  độ đại học

3.Học sinh

3.1. Tổng số lớp: 10 lớp

3.2. Tổng số học sinh: 282 h/s

          3.3. Thuộc khu vực nông thôn đa số là con em nhân dân lao động thuần nông

  1. 4. Điểm mạnh

4.1. Công tác tổ chức quản lý và điều hành của ban giám hiệu:

Ban giám hiệu là một tập thể đoàn kết năng động, sáng tạo, có tầm nhìn khoa học và đều được đào tạo về quản lý giáo dục ( 2 đ/c đều  có bằng cử nhân và chứng chỉ quản lý giáo dục ). Trong công tác luôn chủ động, có kế hoạch cụ thể, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm.

          Công tác triển khai, tổ chức quản lý điều hành thực hiện kế hoạch từng tháng, từng kỳ, từng năm được hoạch định rõ ràng cụ thể trong kế hoạch và được kiểm tra giám sát thường kỳ.

Trong khi thực thi luôn chủ động điều chỉnh kế hoạch hợp lý, kịp thời khi cần thiết.

          Luôn đổi mới và tôn trọng thực chất. Tập thể ban lãnh đạo nhà trường luôn nhận được sự tin tưởng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh trong toàn trường.

4.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên:

          Là một tập thể đoàn kết, trách nhiệm và tâm huyết với nghề, đa số có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ khá trở lên, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

          Trong công tác, chấp hành  kỷ luật lao động, qui chế chuyên môn, nghiệp vụ và nội qui của nhà trường, năng động và có tinh thần hợp tác, có ý thức đổi mới trong phương pháp giảng dạy, phương quản lý giáo dục học sinh và thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

4.3. Về chất lượng đào tạo

          Trong 03 năm gần đây, tỷ lệ học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học chiếm trên dưới 40%; học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học chiếm trên dưới 30%; và không có học sinh yếu kém.

          – Về phẩm chất: các năm hs đạt loại tốt đều từ 85%  trở lên còn lại là đạt.

– Về năng lực: các năm hs đạt loại tốt đều từ 85%  trở lên còn lại là đạt.

          – Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học : 100%

– Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học : 100%

          4.4. Về Cơ sở vật chất

          Tổng số phòng học: 10 phòng; Phòng chức năng: 10 phòng, trong đó: 01 phòng học tin có hệ thống máy tính đều được nối mạng Internet; khối hành chính đều có máy tính dùng chung đều được nối mạng Internet, Phòng thư viện đạt chuẩn; Phòng học âm nhạc, phòng mĩ thuật; phòng Đội; phòng văn thư lưu trữ; phòng y tế kết hợp với phòng giáo dục học sinh khuyết tật. Nhìn chung cơ sở vật chất đã và đang được hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu phục vụ dạy và đảm bảo sinh hoạt tập thể của trường.

4.5. Thành tích nổi bật

          Trường là một cơ sở giáo dục  sớm được tiếp cận với việc đổi mới cách dạy và cách học ở tất cả các khối lớp.          

          Trường có hoạt động Đội sôi nổi thu hút học sinh tích cực trong học tập và hoạt động tập thể.

         Năm 2003 với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, sự phấn đấu không ngừng của giáo viên và học sinh, trường đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia. Năm 2015 trường được UBND Tỉnh Nam Định, Sở Giáo dục Đào tạo thẩm định kiểm tra, công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, đạt chuẩn Xanh, sạch, đẹp an toàn.

  1. 5. Điểm hạn chế

5.1. Việc tổ chức, quản lý điều hành của Ban giám hiệu:

          Việc hoạch định kế hoạch đôi khi còn thiếu chủ động, tính thực thi, còn lệ thuộc, chưa thật sáng tạo.

          Việc tổ chức đánh giá phân loại chất lượng cán bộ, giáo viên hàng năm vẫn còn có động viên.

          Công tác quản lý, điều hành đã đổi mới, song chưa thật đáp ứng kịp với xu thế đổi mới trong giáo dục hiện đại .

5.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên:

          Một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý và giáo dục học sinh, ngại đổi mới.

          Trình độ công nghệ thông tin, ngoại ngữ còn hạn chế đây là trở ngại lớn trong việc ứng dụng CNTT trong đổi mới dạy học và quản lý , cao hơn nữa là khả năng thích ứng, hội nhập trong xu thế đổi mới.

5.3. Chất lượng học sinh:

          Chất lượng ở một số khối lớp chưa thật đồng đều, một bộ phận học sinh ý thức rèn luyện phấn đấu chưa thật tốt, chưa chăm , ngoan.

5.4. Cơ sở vật chất

          Còn thiếu các phòng học chức năng như: phòng đa năng, một số phòng học chức năng là nhà cấp 4, còn chung phòng( Âm nhạc – Mỹ thuật)….

  1. 6. Thời cơ, thuận lợi

          Trường là cơ sở giáo dục có truyền thống, được các bậc CMHS  tin cậy

          Đội ngũ Cán bộ, giáo viên có trình độ nghiệp vụ sư phạm  tốt, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm và rất thân thiện. Đặc biệt đội ngũ giáo viên trẻ đều có trình độ chuyên môn khá, tốt được đào tạo cơ bản, thích ứng nhanh với xu thế đổi mới, tỉ lệ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn, đại học cao. Một số đồng chí trình Cao đẳng đang theo học Đại học..

  1. Thách thức

          Các trường Tiểu học trong huyện ngày càng cạnh tranh nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là nhiều  trường được đầu tư về cơ sở vật chất khá mạnh.

       Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngày càng phải đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục.

          Trình độ CNTT, ngoại ngữ ( tiếng Anh ), khả năng thích ứng, hội nhập, tính chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên.

          Áp lực về nhu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, về việc sắp xếp tổ chức bộ máy cán bộ công chức, viên chức, biên chế lớp học và sự đòi hỏi ngày càng cao của các bậc CMHS về chất lượng đào tạo học sinh.

  1. Xác định những vấn đề ưu tiên

          Kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác quản lý điều hành của Ban giám hiệu theo hướng chuyên biệt hoá với sự phân công phụ trách các mảng công việc theo năng lực công tác của mỗi thành viên. Xây dựng nề nếp làm việc khoa học trong toàn cơ quan.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên cả về phẩm chất đạo đức người thầy và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên thông qua cử đi học các lớp nghiệp vụ. Đẩy mạnh công tác tự học tự bồi dưỡng, đúc kết SKKN.

          Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý, nâng cao bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên.

          Chủ động đổi mới phương pháp dạy học và cách đánh giá cho điểm học sinh theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực chủ động và sáng tạo của người học, tạo ra một môi trường sư phạm năng động tự học và sáng tạo.

          Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, hiện đại và tiện ích trong quá trình hoạt động.

          Triển khai thực hiện chương trình trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; tạo nhiều hoạt động giao lưu, hội thảo để học sinh có điều kiện thích ứng và hoà nhập; tăng cường hợp tác, trao đổi, tư vấn về giáo dục

          Triển khai, tổ chức hoạt động đánh giá theo các chuẩn về Hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

          Làm tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục và thực hiện ba công khai một cách thường kỳ.

  1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
  2. Tầm nhìn

Là cơ sở giáo dục có uy tín, có chất lượng giáo dục cao, học sinh có nền tảng tri thức phổ thông toàn diện, tiên tiến, tự tin, tự chủ, sáng tạo trong quá trình học, có khả năng thích ứng nhanh và có tinh thần hợp tác ,thân thiện .

  1. Sứ mạng

          Xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, tân tiến, thân thiện và tạo mọi điều kiện để học sinh được học tập, rèn luyện phát triển tốt cả về phẩm chất và năng lực mang tính độc lập sáng tạo, có khả năng hợp tác, thích ứng cao.

  1. Những giá trị cơ bản của nhà trường

          Đó là: Tinh thần đoàn kếtKỷ cương, tình thương, trách nhiệm – tôn trọng sự hợp tácnăng động,  sáng tạokhát vọng vươn lên.

III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM  HÀNH  ĐỘNG

  1. Mục tiêu chung

          Xây dựng nhà trường trở thành một cơ sở giáo dục có uy tín chất  lượng giáo dục, là một mô hình phát triển trong đó mọi học sinh được tôn trọng, được hợp tác, giao lưu, được phát triển các năng lực cá nhân, có xu hướng hợp tác và giao lưu trong thế giới hội nhập phù hợp với sự phát triển của đất nước.

  1. Mục tiêu riêng ( mục tiêu giáo dục )

          Đào tạo, giáo dục học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của tất cả các môn học phổ thông. Biết cách tự suy luận, tìm tòi, phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách độc lập – sáng tạo; biết cách học và tự học. Có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm, thật thà, trung thực, thân thiện, biết hoà nhập và làm chủ được bản thân, biết hợp tác và thích ứng hội nhập. Có phong cách và lối sống đẹp, phù hợp với truyền thống văn hiến Việt Nam.

  1. Chỉ tiêu cụ thể

3.1. Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên

          Đảm bảo đủ biên chế được giao về đội ngũ cán bộ , giáo viên, công nhân viên: 20 người, trong đó BGH có 02 đồng chí; nhân viên 3 người.

          Đảm bảo trên chuẩn của cán bộ quản lý, 100% có trình độ đại học

          100% đạt trên chuẩn đào tạo và chuẩn nghề nghiệp

          Chất lượng đội ngũ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đánh giá xếp loại đạt Khá, Giỏi đạt từ 80% trở lên, không có Yếu, Kém.

          100% cán bộ giáo viên có chứng chỉ tin học và sử dụng thành thạo CNTT phục vụ cho chuyên môn của mình.

3.2. Học sinh

*Quy mô trường lớp:

          + Số lớp: 11

          + Số học sinh: từ 282 – 310 HS

*Chất lượng giáo dục:

          + Đáp ứng được với nhu cầu đòi hỏi của các bậc CMHS; học sinh không chỉ được học tập kiến thức mà còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm ứng dụng, hoạt động ngoại khoá,  hoạt động giao lưu, hoà nhập…

          + Học sinh được rèn luyện, hình thành thói quen về cách học, phương pháp học, tự học một cách chủ động tích cực; học sinh được tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin phục vụ học tập.

+ Về phẩm chất: các năm hs đạt loại tốt đều từ 85%  trở lên còn lại là đạt.

+  Về năng lực: các năm hs đạt loại tốt đều từ 85%  trở lên còn lại là đạt.

          + Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học : 100%

+ Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học : 100%

          + Học sinh được trang bị các kiến thức kĩ năng sống cơ bản cần thiết nhất, có khả năng giao tiếp, hội nhập và thích ứng

          + Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện….

3.3. Cơ sở vật chất

          Củng cố và tăng cường CSVC, nâng cấp hệ thống các phòng chức năng.

          Tăng cường mua sắm bổ sung thêm các thiết bị đồ dùng dạy học hàng năm theo hướng hiện đại.

          Xây dựng môi trường sư phạm trong sạch lành mạnh đảm bảo “ Xanh – Sạch – Đẹp, an toàn’’.

  1. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
  2. Xây dựng củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên

           Làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên trách, cán bộ kế cận, phân công sắp xếp đúng người, đúng việc, đúng năng lực sở trường trong các lĩnh vực công tác. Tập trung ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ.

          Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá giỏi, có trình độ Ngoại ngữ và Tin học, có khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào đổi mới dạy học và quản lý giáo dục.

          Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên là một tập thể đoàn kết, có tinh thần hợp tác, thân thiện, có phong cách sư phạm mẫu mực, có phẩm chất đạo đức và lối sống tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

          Người phụ trách: Ban chi uỷ, ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn.

  1. Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh

          Chú trọng công tác giáo dục toàn diện, quan tâm, đổi mới hơn nữa công tác giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, giáo dục kỹ năng sống. Tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể và hoạt động giao lưu…

          Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, đổi mới cách đánh giá học sinh cho phù hợp với mục tiêu đào tạo, phù hợp với nội dung chương trình và đối tượng học sinh.

          Người phụ trách: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn

  1. Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

          Củng cố và tăng cường cơ sở vật chất theo hưởng chuẩn hoá, hiện đại, thiết thực hiệu quả đảm bảo tính khoa học.

          Ng­ười phụ trách: Phó hiệu tr­ưởng phụ trách cơ sở vật chất, kế toán, nhân viên thư viện.

  1. Ứng dụng công nghệ thông tin và bồi dưỡng tăng cường học ngoại ngữ

          Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới dạy học, trong quản lý giáo dục, trong quản lý thư viện.

          Động viên, khích lệ CB, GV, CNV tích cực tham gia bồi dưỡng tiếng Anh tham gia các hội thi, báo cáo chuyên đề đều phải sử dụng máy tính, máy chiếu.

          Ng­ười phụ trách: Phó hiệu trư­ởng, giáo viên phụ trách công nghệ thông tin, giáo viên Ngoại ngữ.

  1. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục

          Tập trung xây dựng nhà trường theo tiêu chuẩn nhà trường văn hoá, nhà trường thân thiện, học sinh tích cực; thực hiện tốt dân chủ hoá trong nhà trường; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên, nhân viên.

          Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động mọi nguồn lực của các tổ chức xã hội trong nhà trường , của doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào xây dựng và phát triển nhà trường.

          Thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ, phân bổ sử dụng các nguồn ngân sách, ngoài ngân sách, nguồn từ CMHS, nguồn hỗ trợ một cách hợp lý cho các hoạt động giáo dục.( nguồn tài chính )

          Huy động nguồn lực vật chất bao gồm khuôn viên nhà trường, hệ thống phòng học, phòng làm việc, phòng thư viện, phòng học chức năng, hệ thống trang

thiết bị dạy học v.v…

          Người phụ trách: Hiệu trư­ởng, phó hiệu trư­ởng, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên và Hội CMHS.

  1. Xây dựng thương hiệu, uy tín của nhà trường

          Củng cố khẳng định uy tín của nhà trường trong ngành giáo dục – đào tạo Vụ Bản và ngoài xã hội về chất lượng GD, về nếp dạy và học của nhà trường Xác lập tín nhiệm, thương hiệu đối với từng cá nhân trong đội ngũ CBGV, NV, học sinh và CMHS.

          Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, phát huy truyền thống nhà trường, khơi dạy và phát huy tinh thần trách nhiệm của các thành viên đối với tập thể trong quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.

          Ng­ười phụ trách: Ban giám hiệu, tập thể CBGV, CNV, học sinh và CMHS.

  1. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KHCL, THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
  2. Phổ biến kế hoạch chiến lược

          Tuyên truyền và xác lập nhận thức tầm quan trọng của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn 2018 – 2023

          Phổ biến rộng rãi kế hoạch chiến lược, tới toàn thể hội đồng sư phạm, tới học sinh, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội quan tâm tới nhà trường.

  1. Tổ chức điều hành.

          Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường có trách nhiệm điều phối, triển khai tới các bộ phận chức năng, các nhóm công tác triển khai có kế hoạch thực thi các nội dung tiêu chí của kế hoạch chiến lược.

          Thực hiện tốt công tác sơ tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời kế hoạch trong từng giai đoạn cho phù hợp với điều kiện thực thi.

  1. Lộ trình thực hiện.

          Từ năm 2018 – 2019: Xác lập nề nếp kỷ cương theo tiêu chuẩn và đưa các hoạt động giáo dục vào nề nếp, tạo nên một nhà trường có chất lượng giáo dục – Đạt tiêu chí trường chuẩn Quốc Gia.

Từ năm 2019 – 2020: Xác lập, khẳng định uy tín và thương hiệu của nhà trường là một cơ sở giáo dục tiên tiến của huyện, có chất lượng giáo dục toàn

diện  đạp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của xã hội.

Từ 2020 – 2023: Thực hiện được sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường là “ Mỗi học sinh có khả năng thích ứng, hội nhập, có năng lực tư duy độc lập sáng tạo, có khả năng tự học và có khả năng hợp tác, thích ứng.”

  1. Trách nhiệm của hiệu trưởng

Tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường tới tất cả các đối tượng trong phạm vi liên quan của kế hoạch.

Thành lập các ban, tiểu ban, các bộ phận công tác chức năng. Đặc biệt là ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch.

  1. Trách nhiệm của phó hiệu trưởng

Thực hiện các nội dung công tác được phân công, giúp hiệu trưởng tổ chức triển khai thực hiện từng nội dung cụ thể, kiểm tra đánh giá, đề xuất tham mưu các giải pháp thực hiện kể cả điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp điều kiện trong từng giai đoạn.

  1. Đối với các tổ chức đoàn thể

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động CB, GV, CNV và học sinh hăng hái thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị cơ bản trong từng năm học, làm tốt công tác tham mưu, đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Củng cố, xây dựng khối đoàn kết, vận động tuyên truyền cán bộ giáo viên, công nhân viên thực hiện tốt cuộc vận động “ Dân chủ hoá trường học”;  cuộc vận động “ mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”

Giúp Ban giám hiệu làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục

  1. Đối với hệ thống tổ trưởng chuyên môn

Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác, phân công trách nhiệm cho từng thành viên; tổ chức học tập nội quy, quy chế, kỷ luật lao động.

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trong đơn vị tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện các nội dung công tác của các thành viên.

Theo dõi, giám sát, tìm ra những nguyên nhân không thực hiện được kế hoạch chiến lược đồng thời đề xuất các giải pháp thực thi.

  1. Đối với toàn thể đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên.

Lập kế hoạch thực hiện kế hoạch chiến lược theo các nội dung công tác liên quan trực tiếp đến công việc của mỗi thành viên.

Lập kế hoạch tu  dưỡng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là trình độ công nghệ thông tin.

Thực hiện chế độ báo cáo thực hiện kế hoạch theo tháng, kỳ, năm

  1. Đối với học sinh và CMHS.

Thực hiện nghiêm nề nếp kỷ cương; thực hiện tốt các nội dung công tác từng tuần, tháng kỳ, năm dưới sự hướng dẫn của GVCN, của tổ chức Đoàn.

Tăng cường hoạt động tự quản, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, chú ý các hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Đẩy mạnh hoạt động hội cha mẹ học sinh trong tất cả các ban chi hội, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Nơi nhận:– Phòng GD&ĐT “để báo cáo”;

– Các tổ chuyên môn, bộ phận “để thực hiện”;
– Lưu: VT.

 

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

                  Trần Thị Thanh Tâm

 

 

 

DUYỆT KẾ HOẠCH CỦA PHÒNG GD & ĐT

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..